Giới thiệu Ẩm_thực_Đài_Loan

Văn hóa ẩm thực Đài Loan dung hợp phong cách ẩm thực các khu vực, các trường phái chủ yếu là ẩm thực Mân Nam Đài Loan, ẩm thực Khách Gia Đài Loan, các phong cách ngoại tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Quảng Đông[1]. Do đại bộ phận nhân khẩu là người Hán, các món ăn đại đa số là món ăn Trung Quốc, đồng thời hỗn hợp các phong cách phương Nam như Hồng Kông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang. Đài Loan từng bị Nhật Bản thống trị trong 50 năm, góp phần hình thành các món ăn của người Mân Nam và người Khách Gia tại Đài Loan, và ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản hiện nay[2][3].

Ẩm thực đảo ngọc là sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa Trung Hoa với các nước lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nguồn gốc cơ bản của ẩm thực Đài Loan vẫn là các món Trung Hoa truyền thống, tổng hợp từ thổ dân Đài Loan, đến Phúc Kiến, Hẹ và các vùng phía nam Trung Quốc. Đặc biệt từ lối sống cho đến ăn uống cũng nhận sự ảnh hưởng rất lớn từ Nhật Bản qua hơn 50 năm dưới thời Nhật trị, bữa cơm Đài Loan vẻ như rất chú trọng đến tính cân bằng giữa mùi vị, rau quả và thịt thà. Không quá nhiều dầu mỡ như các món ăn ở Trung Quốc, cũng không quá đậm đà gia vị chiên xào như Hồng Kông, các món cơm canh, xào, mặn của dân xứ đảo này ngon mặn mà nhưng vẫn tươi và phảng phất chút tinh tế kiểu Nhật[4].

Do đất canh tác rải rác khiến lương thực không đồng nhất, lương thực chủ yếu của dân chúng là gạo, khoai lang hay khoai môn[1]. Do có Hải lưu Kuroshio đi qua và không khí lạnh tràn xuống vào mùa đông, khiến tài nguyên hải sản vùng biển quanh đảo Đài Loan có sự phong phú, dân chúng thường ăn các loại sinh vật hải dương như cá, sò hến, hay loài giáp xác[5]. Do giá cả đắt nên các loại thịt gà, lợn, bò hay dê xuất hiện khá ít. Quy trình chế biến các món ăn chủ yếu có đặc điểm là chú ý đến kỹ thuật nấu và phối trộn nguyên liệu, trên bàn tiệc thường thấy các món Phật trèo tường (chữ Hán: 佛跳墙), thịt Đông Pha, chân giò Vạn Loan[6]. Do ảnh hưởng từ tín ngưỡng Phật giáo, bảo vệ môi trường, và sức khỏe nên các khu vực đều có các nhà hàng chuyên món ăn chay[7]. Trong văn hóa ẩm thực Đài Loan còn có văn hóa đồ ăn nhẹ nổi tiếng, sau khi nấu xong chúng được cho vào các khay nhỏ để ăn.

Chợ đêm tại các đô thị do bày bán rất nhiều đồ ăn nhẹ nên thu hút nhiều khách tới, trở thành một đại diện quan trọng cho sinh hoạt văn hóa[8], các đồ ăn nhẹ thông dụng là trứng chiên hàu, ức gà chiên, đậu phụ thối, gà rán mặn, bánh bao chiên, bánh cơm tiết, mì hàu, cơm thịt hầm, bánh tro, nhục viên, mì đam tử, mì thịt bò, tiểu long bao[9][10]. Đồ uống nổi tiếng của Đài Loan có hồng trà bong bóng và trà sữa trân châu, hồng trà bong bóng do có fructose nên sau khi lắc đều sẽ có bọt phía trên, trà sữa trân châu có các hạt bột sắn, hai loại đồ uống này cũng được đón nhận khi phổ biến sang Singapore, Malaysia, Australia, châu ÂuBắc Mỹ[11]. Chợ đêm Đài Loan hầu như được quy hoạch từ những con đường ngắn, được độc quyền làm chợ đêm với hai dãy shop bên đường và các quầy bán hàng lưu động giữa đường. Đối với dân bản xứ, chợ đêm là nơi để ăn uống thư giãn nếu phải làm việc quá muộn và hàng quán đã đóng cửa.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ẩm_thực_Đài_Loan http://coffeetea.about.com/od/bubbletea/a/bubblete... http://travel.cnn.com/explorations/eat/40-taiwanes... http://www.epochtimes.com/b5/10/4/25/n2887906.htm http://www.erenlai.com/tw/home/item/5395-2014-02-1... http://www.jaysuneatstaipei.com/ http://www.wokme.com/cuisines/taiwanese.htm http://www.appledaily.com.tw/appledaily/article/he... http://www.gvm.com.tw/Boardcontent_23757.html http://www.taiwanpanorama.com.tw/tw/show_issue.php... http://www.tcff.com.tw/2013tcff/nightmarket/billbo...